Ống đồng biến cứng: Nguyên nhân và cách lắp đặt chuẩn
Trong quá trình thi công hệ thống làm lạnh, dẫn khí, dẫn nước…, với những trường hợp địa hình phức tạp, thợ lắp đặt thường phải thực hiện thao tác uốn chỉnh để ống đồng tương thích với kết cấu công trình. Đa số sẽ phải đối mặt tình trạng ống đồng biến cứng. Kể cả khi sử dụng công cụ chuyên dụng, người thực hiện vẫn cần hao tốn rất nhiều sức lực. Vấn đề này liệu có nằm ở chất lượng ống đồng hay không? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn xác định “thủ phạm” chính dẫn đến tình trạng trên.
I. Nguyên nhân gây “biến cứng” ở ống đồng
Kim loại tồn tại dưới dạng mạng tinh thể mật độ cao
Về bản chất, kim loại vốn tồn tại dưới dạng cấu trúc mạng tinh thể mật độ cao với những kết nối chặt chẽ. Khi chúng ta tác động lực lên ống đồng thông qua các thao tác loe, uốn, …, mạng tinh thể bị xô lệch, đứt gãy, dẫn đến hiện tượng biến dạng dẻo. Cơ tính kim loại sẽ thay đổi theo chiều hướng sau:
- Tăng độ cứng.
- Tăng độ bền, trong đó, đáng chú ý nhất là sự gia tăng vượt trội về giới hạn đàn hồi và giới hạn chảy. Ống đồng hóa bền nhưng độ dẻo và độ dai lại sụt giảm mạnh.
Lúc này, ống đồng có xu hướng cứng và giòn gấp nhiều lần so với ban đầu. Nếu thợ sửa chữa sử dụng lực quá mạnh hoặc góc uốn quá nhỏ, nhiều khả năng sẽ xảy ra tình trạng nứt vỡ ống.
II. Lưu ý khi uốn ống đồng thẳng
Hiện tượng “biến cứng” ở ống đồng không chỉ gây khó khăn cho quá trình thi công, lắp đặt mà còn dẫn đến nguy cơ hư hại nghiêm trọng. Bởi vậy, người thực hiện cần “bỏ túi” một số lưu ý quan trọng dưới đây. Việc uốn ống đúng kỹ thuật sẽ đảm bảo ống không bị bẹp, không hình thành nếp nhăn tại điểm uốn, góp phần nâng cao độ bền bỉ, an toàn của hệ thống.
Bước 1: Chuẩn bị uốn ống đồng
Với mỗi kích thước và trạng thái, ống đồng sẽ có một giới hạn bán kính uốn riêng
Để thực hiện thao tác uốn ống chuẩn, thợ sửa chữa, lắp đặt cần chuẩn bị một trong các dụng cụ uốn chuyên dụng sau: bộ uốn ống đồng bằng tay, lò xo uốn ống đồng hoặc vam uốn ống đồng.
Tiếp theo, chúng ta phải xác định được thông số uốn phù hợp dựa trên kích thước và trạng thái ống. Cụ thể, bạn cần ước lượng được khoảng cách từ trung tâm của khung uốn đến tâm ống đồng để quá trình xác lập góc độ chuẩn xác hơn. Khoảng cách này được gọi là bán kính uốn. Bạn có thể tham khảo thông số uốn của một số kích thước ống phổ biến:
Đường kính ngoài (mm) |
Đường kính ngoài (inch) |
Loại ống đồng | Trạng thái ống |
Bán kính uốn tối thiểu (mm) |
6.35 |
1/4 | K,L | Ủ sáng, ủ mềm | 19.05 |
9.52 |
3/8 | K,L | Ủ sáng, ủ mềm | 38.1 |
K,L,M |
Cứng | 44.45 | ||
12.7 |
1/2 | K,L | Ủ sáng, ủ mềm | 57.15 |
K,L,M | Cứng |
63.5 |
||
19.05 |
3/4 | K,L |
Ủ sáng, ủ mềm |
76.2 |
K,L | Cứng |
76.2 |
||
25.4 | 1 | K,L | Ủ sáng, ủ mềm |
101.6 |
31.75 | 1 1/4 | K,L | Ủ sáng, ủ mềm |
228.6 |
Bước 2: Tiến hành uốn ống
Sau khi chuẩn bị dụng cụ uốn ống và các kích thước uốn ống phù hợp, thợ sửa chữa, lắp đặt có thể tiến hành thao tác uốn ống theo hướng dẫn TẠI ĐÂY.
Lưu ý:
- Thao tác dứt khoát, tránh tác động lực lặp đi lặp lại quá nhiều lần trên một đoạn ống.
- Kiểm soát lực tay trong suốt quá trình uốn ống.
Trên đây là những giải đáp cơ bản về hiện tượng biến cứng cũng như cách thức uốn chỉnh ống đồng đúng kỹ thuật, đảm bảo hiệu quả và an toàn. Hy vọng bài viết đã mang đến cho bạn nhiều thông tin hữu ích trong quá trình thi công, lắp đặt ống đồng.